Núi Bà Đen – “Nóc nhà Đông Nam Bộ” – nằm sừng sững giữa vùng đồng bằng ngoại ô Tây Ninh, là địa điểm tâm linh cực kì nổi tiếng ở khu vực miền Nam, là nơi các Phật tử có thể tìm đến trao gửi niềm tin và tham quan, chiêm bái. Ngoài ra, đây còn là địa điểm lý tưởng để cắm trại, săn mây, leo núi cho các gia đình và hội bạn vào dịp cuối tuần. Hãy cùng Vietjet review Núi Bà Đen để chuẩn bị thật tốt cho chuyến du lịch sắp tới nhé!
Hãy cùng Dịch Thuật Châu Á tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé.
Hình ảnh Núi Bà Đen Tây Ninh khi nhìn từ xa.
1. Núi Bà Đen ở đâu?
Núi Bà Đen tọa lạc tại xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, cách trung tâm khoảng 11km về phía Đông Bắc.
Núi Bà Đen còn có các tên gọi khác như: Núi Bà Dinh, Núi Một, Núi Điện Bà, thuộc quần thể di tích văn hóa lịch sử cùng tên. Với chiều cao 986m so với mực nước biển, Núi Bà Đen đã trở thành nóc nhà của Đông Nam Bộ và được du khách ưu ái đặt cho là “Đệ Nhất Thiên Sơn”.
Hiện nay, Núi Bà Đen đã được đầu tư hoành tráng và xây dựng rất nhiều chùa chiền cũng như các công trình kiến trúc Phật giáo để du khách có thể chiêm bái và tham quan, tìm hiểu thêm về đạo Phật.
2. Thời điểm lý tưởng du lịch Núi Bà Đen
Có 2 thời điểm thích hợp để bạn có thể du lịch Núi Bà Đen:
-
Tháng Giêng âm lịch: Đây là thời điểm diễn ra các hội xuân trên Tây Ninh, và cũng là thời điểm các Phật tử về đây cầu nguyện cho một năm mới an lành. Vì vậy bạn có thể du lịch Núi Bà Đen vào thời điểm này để tận hưởng không khí lễ hội và cầu cho một năm may mắn.
-
Tháng 11 – tháng 5 năm sau: Đây là thời điểm thuận lợi để leo núi và khám phá các điểm tham quan ngoài trời của Núi Bà Đen, vì lúc này thời tiết sẽ dễ chịu, mát mẻ hơn, ít mưa và đường đi khô ráo.
3. Các phương tiện di chuyển đến Núi Bà Đen
Núi Bà Đen cách TP.HCM khoảng 110km. Vì vậy từ trung tâm Sài Gòn, bạn có thể di chuyển đến núi bằng xe máy, xe buýt hoặc thuê xe ô tô.
3.1 Xe máy, ô tô
-
Cách 1: Bạn đi theo Quốc lộ 22A, sau đó rẽ phải ở Ngã Ba Trảng Bàng để vào tỉnh lộ 782, di chuyển khoảng 62km nữa là sẽ đến được Núi Bà Đen.
-
Cách 2: Vẫn đi theo Quốc lộ 22A, nhưng rẽ trái ở Ngã Ba Trảng Bàng để vào Thị trấn Gò Dầu, đi tiếp theo Quốc lộ 22B khoảng 62km nữa là đến nơi.
3.2 Xe buýt
Với xe buýt, thời gian di chuyển sẽ tầm 3 tiếng đồng hồ và chi phí khoảng 60,000 Đồng cho 2 chuyến lượt đi.
-
Cách 1: Bạn đi xe buýt số 703 tuyến Bến Thành – Mộc Bài, sau đó bắt xe bus số 5 để đến Tây Ninh.
-
Cách 2: Bạn đi xe buýt số 13 (xuất phát ở Bến Thành), xe số 94 (xuất phát ở Chợ Lớn) hoặc xe số 74 (xuất phát ở An Sương) đến bến xe Củ Chi. Sau đó bạn đi tiếp chuyến xe số 603 đến Tây Ninh.
3.3 Máy bay
Du khách từ các địa phương khác muốn đến Núi Bà Đen chiêm bái và thưởng ngoạn khung cảnh “nóc nhà Đông Nam Bộ”, có thể bay đến TP.HCM, sau đó tiếp tục di chuyển đến Tây Ninh bằng đường bộ.
4. Các cách di chuyển lên Núi Bà Đen
Sau khi đến Núi Bà Đen, bạn sẽ gửi xe máy ở bãi giữ xe (5,000 – 10,000 Đồng/chiếc). Sau đó bạn có thể chọn 1 trong 2 hình thức: đi bộ lên núi hoặc đi cáp treo.
4.1 Đi bộ
Bạn có thể đi bộ lên núi bằng 3 cung đường:
-
Đường chùa: Đây là cung đường dễ nhất vì có sẵn các bậc thang. Và đây cũng là đường đi dành cho những du khách muốn ghé thăm chùa Bà Đen trước khi lên đỉnh núi.
-
Đường cột điện: Nếu bạn muốn trải nghiệm leo núi nhưng vẫn còn là tân binh chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy đi theo đường cột điện. Con đường này đã được đánh dấu từ nhiều du khách đi trước tạo nên. Bạn chỉ cần đếm đủ 113 cây cột điện là đến được đỉnh núi.
-
Đường Ma Thiên Lãnh: Nếu muốn trải nghiệm cảm giác mạo hiểm để chinh phục đỉnh núi, bạn có thể chọn đường Ma Thiên Lãnh. Con đường này tương đối khó vì phải trèo đá, mở đường, thách thức những tay leo núi chuyên nghiệp.
Nếu bạn là người yêu vận động thì đi bộ trekking lên Núi Bà Đen là một hoạt động bạn không thể bỏ qua.
Xem thêm: Hiking là gì? Khám phá 8 địa điểm Hiking tuyệt đẹp
4.2 Cáp treo
Đường đi lên núi có trang bị hệ thống cáp treo hiện đại, vì vậy nếu bạn không thích đi bộ, có thể chọn đi cáp treo để ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Tây Ninh. Núi Bà Đen là nơi có “nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”, sở hữu khoảng 100 cabin cùng khả năng vận chuyển hơn 4,000 lượt khách/giờ. Chỉ mất 8 phút là bạn có thể lên đến đỉnh núi.
Vé cáp treo Núi Bà Đen:
-
Vé cáp treo lên chùa Bà (xuất phát từ ga Chùa Hang):
-
Người lớn (cao <1,4m):
-
Khứ hồi: 250,000 Đồng
-
Một chiều: 150,000 Đồng
-
-
Trẻ em (cao <1,4m):
-
Khứ hồi: 150,000 Đồng
-
Một chiều: 100,000 Đồng
-
-
-
Vé cáp treo lên đỉnh núi (xuất phát từ ga Vân Sơn):
-
Người lớn (cao <1,4m):
-
Khứ hồi: 250,000 Đồng
-
-
Trẻ em (cao <1,4m):
-
Khứ hồi: 150,000 Đồng
-
-
Núi Bà Đen là nơi có “nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”.
5. Giá vé khu du lịch Núi Bà Đen
Để tham quan Núi Bà Đen, bạn sẽ phải mua vé vào cổng. Sau đây là giá vé tham khảo (giá vé có thể thay đổi tùy vào thời điểm):
-
Người lớn: 16,000 Đồng/người.
-
Trẻ em (từ 1 – 1,4m), người cao tuổi (trên 60 tuổi), người khuyết tật: 8,000 Đồng/người.
-
Trẻ em dưới 1m: Miễn phí.
6. Các hoạt động hấp dẫn tại Núi Bà Đen
6.1 Quần thể chùa trên núi
Núi Bà Đen là một địa điểm chiêm bái tâm linh cực kỳ nổi tiếng ở Tây Ninh, với quần thể chùa chiền vô cùng phong phú, điển hình như:
-
Chùa Bà Đen – Linh Sơn Thiên Thạch Tự: Đây là ngôi chùa lớn nhất tại đây, nằm ở độ cao 350m với niên đại hơn 300 năm. Bà Đen (Linh Sơn Thánh Mẫu) được thờ tự trong một hang đá rộng khoảng 5m². Bên cạnh Linh Sơn Thánh Mẫu, Chùa Bà Đen còn thờ tự Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Tiêu Diện, Thập Bát La Hán cùng nhiều vị Bồ Tát khác ở khu vực chánh điện.
-
Chùa Linh Sơn Phước Trung (chùa Trung): Nằm ở chân núi, sát cạnh nhà ga, chùa Linh Sơn Phước Trung từng là nơi diễn ra Hội nghị Xây dựng Lực lượng Kháng chiến chống Pháp và Hội nghị Nông hội của tỉnh Tây Ninh từ năm 1946. Chùa có đặt một tượng đài chiến sĩ khắc tên “Dũng Sĩ Núi Bà Đen”, nhằm ghi lại sự hi sinh của lực lượng dân quân Tây Ninh trong thời chiến.
-
Ngoài ra còn có các ngôi chùa khác như: chùa Hang, chùa Quan Âm, chùa Linh Sơn Hòa Đồng,…
6.2 Khám phá các hang động bí ẩn
Là vùng đất tâm linh nổi tiếng, vì vậy bên cạnh các chùa chiền, Núi Bà Đen còn sở hữu các hang động tuyệt đẹp gắn liền với các truyền thuyết dân gian như: Động 3 Cô, Động Thanh Long, Động Ông Hổ,…
6.3 Chiêm ngưỡng Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn
Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn ngự trên đỉnh Núi Bà Đen, với chiều cao 72m và đúc từ 170 tấn đồng đỏ. Tượng được đặt trên khối đế 4 tầng đồng tâm, hướng mắt về phía xa cầu phúc cho bá tánh. Tượng Phật Bà được lấy cảm hứng từ tượng Phật thời Lê, các nghệ nhân đã thêm thắt nhiều họa tiết, hoa văn ý nghĩa, tạo nên sự khác biệt so với tượng Phật của các quốc gia khác.
Vào sáng sớm, khung cảnh xung quanh Tượng Phật Bà được bao quanh bởi mây mờ và sương mù, cảm giác như bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Khi bước lên những bậc thang hai bên tượng Phật, bạn có thể quan sát được toàn cảnh thiên nhiên Tây Ninh trù phú và xinh đẹp.
6.4 Ghé thăm Triển lãm Phật giáo bằng công nghệ đầy ấn tượng
Từ quảng trường dưới chân tượng Phật Bà, đi lên lối thang máy hoặc thang bộ, bạn sẽ đến được trung tâm Triển lãm Phật giáo với tổng diện tích lên đến 4,410m².
Nơi đây trưng bày hàng trăm mẫu vật của Phật giáo như tượng đồng, tranh ảnh, phù điêu… Hơn hết, nơi đây còn có gian phòng của các Trụ Kinh Luân, hay còn gọi là Bánh xe Cầu nguyện.
Và đặc biệt, tại khu vực đại sảnh tầng 1, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn trình diễn 3D Mái Vòm đặc sắc về sự hình thành của vũ trụ trong quan niệm Phật giáo, thông qua công nghệ và thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, trung tâm triển lãm cũng là nơi tôn trí Xá Lợi Đức Phật trân quý. Xá Lợi được lưu giữ trong bảo tháp pha lê lưu ly giữa những bức tường nước và tranh chữ Phạn, gieo duyên lành Phật pháp đến khách hành hương và tạo nên một không gian tôn nghiêm, thanh tịnh.
6.5 Cắm trại qua đêm
Cắm trại qua đêm và ngắm bình minh, săn mây vào buổi sớm là phương án được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Núi Bà Đen Tây Ninh. Những vật dụng bạn cần đem theo là: lều ngủ, túi ngủ, đèn pin, hộp sơ cứu y tế, miếng dán cách nhiệt, cũng như các đồ dùng cá nhân cần thiết.
Thời điểm thích hợp để cắm trại là các mùa lễ hội trong năm, như Hội xuân núi Bà (nửa đầu tháng Giêng) hoặc lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (04 – 06/5 Âm lịch).
Cắm trại qua đêm được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Núi Bà Đen Tây Ninh.
6.6 Săn mây và check-in tại chóp đỉnh núi Bà Đen
Săn mây là một hấp dẫn tại đây. Hình ảnh Núi Bà Đen Tây Ninh chìm trong những làn mây trắng xóa trôi lững lờ tạo nên một không gian huyền ảo, choáng ngợp, chắc chắn sẽ khiến bạn không khỏi trầm trồ. Thời điểm thích hợp để săn mây là từ 7h – 9h sáng, khi sương mù trên núi bắt đầu tan dần.
Sau khi săn mây, bạn có thể đến Chóp đỉnh núi Bà Đen để check-in trước khi ra về. Chóp đỉnh núi Bà Đen là nơi ghi nhận độ cao 986m của “Nóc nhà Nam Bộ”, nằm bên cạnh khu vườn ngàn hoa đua sắc và tiểu cảnh cối xay gió. Cột mốc được xây dựng bằng vật liệu rắn chắc, đặt trên một bệ đá lớn, xung quanh có rào chắn để đảm bảo an toàn cho du khách.
7. Các đặc sản tại Núi Bà Đen
Tại Tây Ninh nói chung và Núi Bà Đen nói riêng có rất nhiều đặc sản thơm ngon và lạ miệng, bạn nên lưu lại để thưởng thức trong chuyến đi của mình:
-
Bò tơ Tây Ninh
-
Nem bưởi Tây Ninh
-
Bánh canh Trảng Bàng
-
Thằn lằn núi Bà Đen
-
Bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo
-
BBQ ở đỉnh núi
-
Nước mía sầu riêng
8. Một số kinh nghiệm đi Núi Bà Đen
Sau đây là một số kinh nghiệm đi Núi Bà Đen mà bạn cần lưu ý:
-
Thời điểm đi lễ thường diễn ra từ 8h – 17h hàng ngày.
-
Bạn nên chuẩn bị trước đồ lễ ở nhà, chỉ nên mua nhang và hoa tại các cửa hàng gần chùa.
-
Trang phục khi đi hành hương: lịch sự, gọn gàng, kín đáo, tránh mặc đồ hở hang, bó sát.
-
Trang phục khi đi leo núi: gọn gàng, thoải mái, trang bị các món chống nắng như áo khoác, mũ, khẩu trang, kem chống nắng,…
-
Bạn nên đem theo hành trang gọn nhẹ và giữ cẩn thận bên người để tránh tình trạng mất cắp.
-
Những điều không nên làm khi đi hành hương: than mệt khi leo núi, dùng miệng thổi tắt hương, ăn to nói lớn, xả rác bừa bãi,…
-
Bạn nên dự trù kinh phí và đem theo đầy đủ vật dụng cần thiết nếu có ở lại qua đêm.
-
Chấp hành theo chỉ dẫn của ban quản lý khi du lịch.