Những hình thức của phiên dịch, và tính chất của từng loại

Sau đây là những hình thức phiên dịch phổ biến và tính chất của từng loại.

1. Phiên dịch Song song (Simultaneous Interpreting)

Phiên dịch song song thường được biết tới là dịch trong cabin, đây là hình thức yêu cầu người dịch phải đạt trình độ cao nhất. Hình thức này yêu cầu ghi nhờ nhanh cũng như là lập tức đổi sang ngôn ngữ của người nghe với khoảng trễ ngắn.

Phiên dịch song song yêu cầu người phiên dịch truyền đạt chính xác ý kiến của đối phương trong khoảng thời gian rất ngắn, đòi hỏi khả năng tư duy nhanh và phản ứng linh hoạt. Thường công việc này theo các nhà phiên dịch chia sẻ là tối đa làm được 1 tiếng, trước khi thay người khác vào và tiếp tục cuộc dịch.

Hình thức này thường được sử dụng trong các hội nghị quốc tế và sự kiện lớn, nơi có nhiều ngôn ngữ được sử dụng đồng thời. Các phiên dịch viên thường làm việc trong cabin cách âm, sử dụng tai nghe và micro để đảm bảo rằng họ có thể tập trung vào việc dịch mà không bị phân tâm bởi tiếng ồn xung quanh.

Phòng dịch cabin – minh họa

2. Phiên dịch Nối tiếp (Consecutive Interpreting)

Hình thức này là loại hình thức phổ biến và dễ bắt được nhất, yêu cầu phiên dịch viên chờ cho đến khi người nói hoàn tất phần trình bày (thường từ 1-5 phút) trước khi bắt đầu dịch. Tùy vào kỹ năng, ban đầu người mới bước vào là ~30 giây, nên cũng đừng lo lắng. Bạn cần ghi chú kỹ lưỡng để không bỏ sót ý chính, sau đó truyền đạt thông tin một cách chính xác bằng ngôn ngữ tiếp nhận.

Dịch nối tiếp còn được gọi là dịch đuổi. Hình thức này thường được áp dụng trong các cuộc họp nhỏ, phỏng vấn hoặc các buổi nói chuyện cá nhân. Một ưu điểm của phương pháp này là phiên dịch viên có thời gian để suy nghĩ và đảm bảo rằng thông tin được truyền đạt một cách chính xác và dễ hiểu.

3. Phiên dịch Tiếp cận (Liaison Interpreting)

Đây là hình thức phổ biến nhất, thường diễn ra trong các cuộc họp đàm phán nhỏ. Hình thức này được thực hiện bằng cách phiên dịch viên chuyển ngữ qua lại giữa các bên với nhau.

Phiên dịch viên không chỉ dịch ngôn ngữ mà còn đóng vai trò là cầu nối giữa các bên, giúp họ hiểu rõ hơn về quan điểm và ý kiến của nhau. Phương pháp này thường được sử dụng trong các cuộc họp kinh doanh, đàm phán thương mại hoặc các sự kiện giao lưu văn hóa.

4. Phiên dịch Tiếp sức (Relay Interpreting)

Trong các cuộc họp có sự tham gia của hơn ba ngôn ngữ (ví dụ: Anh – Lào – Campuchia – Việt Nam), ban tổ chức sẽ bố trí cabin và thiết bị để mọi người có thể nghe ngôn ngữ mong muốn.

Chẳng hạn, khi đại diện Việt Nam phát biểu, phiên dịch viên ở cabin tiếng Việt sẽ dịch sang tiếng Anh. Tương tự, phiên dịch viên ở cabin Lào và Campuchia sẽ nghe tiếng Anh và sau đó chuyển sang ngôn ngữ của họ. Hình thức này giúp tối ưu hóa quá trình dịch thuật và đảm bảo rằng mọi người đều có thể tham gia vào cuộc trò chuyện một cách hiệu quả.

5. Phiên dịch Thầm (Whispering Interpreting)

Hình thức phiên dịch này tương tự như phiên dịch song song, nhưng khác ở chỗ người phiên dịch sẽ thì thầm vào tai một nhóm nhỏ người nghe, truyền đạt thông tin từ ngôn ngữ nguồn.

Phiên dịch thầm thường được sử dụng trong các tình huống mà chỉ có một hoặc hai người cần dịch, như trong các buổi họp riêng hoặc các hội thảo nhỏ. Hình thức này cho phép duy trì sự riêng tư và không làm gián đoạn cuộc trò chuyện chung.

Dịch thì thầm – minh họa

6. Phiên dịch Ngôn ngữ Ký hiệu (Sign Language Interpreting)

Đây là phương pháp chuyển đổi ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ ký hiệu và ngược lại, phục vụ cho những người khiếm thính. Phiên dịch viên sử dụng các dấu hiệu và cử chỉ để truyền đạt thông tin chính xác.

Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu không chỉ đơn thuần là dịch mà còn yêu cầu phiên dịch viên phải hiểu rõ văn hóa và ngữ cảnh của người khiếm thính, để đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả. Hình thức này rất quan trọng trong các sự kiện công cộng, hội thảo và lớp học để đảm bảo sự tiếp cận thông tin cho tất cả mọi người.

 

Tóm lại, vừa rồi là những các phương thức phổ biến chúng ta thường gặp trong những các buổi phiên dịch. Các bạn có thể tận dụng nhưng phương thức trên để tìm ra tính chất phù hợp cho công việc dịch thuật của mình.